Bài viết này là lời chia sẻ của một bạn học sinh tại Bắc Giang khi đi du học Nhật Bản gửi đến Satori. Qua lời chia sẻ của bạn ấy, chúng ta sẽ thấy được một cái nhìn toàn diện về việc du học Nhật Bản: từ lúc còn là một bạn học sinh tại tỉnh Bắc Giang đến khi trở thành du học sinh Nhật Bản. Bài viết dưới đây bao gồm các lý do tại sao chọn Nhật Bản là điểm đến du học, chương trình học, quy trình ứng tuyển, chi phí sinh hoạt, và những khó khăn qua của một du học sinh tại Nhật Bản. Hãy cùng Satori theo dõi nhé!!
Mình ở Nhật hiện tại là 3 năm và đang là du học sinh của một trường đại học về ngôn ngữ và kinh doanh ở Nhật. Vào hồi năm lớp 11, mình đã nung nấu ý định đi du học nhưng mà chưa biết bản thân sẽ đi du học ở nước nào, đúng lúc đó mình đã đọc được các cuốn series về du học. Khi đọc đến cuốn du học Nhật Bản, mình thấy bản thân có nhiều điểm tương đồng với đất nước này. Mình bắt đầu lên mạng tìm hiểu và người đầu tiên mà mình biết đến khi tìm hiểu về du học Nhật Bản đó chính là thầy Khương Duy, mình theo dõi Facebook của thầy một thời gian dài và dần có cái nhìn rõ nét hơn về du học Nhật Bản. Khi tìm hiểu sâu về Nhật Bản, mình càng chắc chắn rằng Nhật Bản chính là điểm đến lý tưởng để mình đến học.
1. Lý do tại sao Nhật Bản là nước mình quyết định lựa chọn đi du học
1.1. Sở thích đi cùng ước mơ
Mình thấy bản thân và Nhật Bản có sự tương đồng vì từ nhỏ mình đã thích đọc những cuốn Manga, truyện tranh Nhật Bản như: Naruto, Onepiece, Doraemon,… Nét vẽ sinh động và nội dung lôi cuốn đã thu hút mình, nó cũng là một phần tuổi thơ của mình đó . Thông qua những cuốn truyện tranh, bộ phim anime mình ấn tượng bởi những phong cảnh của nước Nhật: rất đẹp và nên thơ, mình tò mò và muốn đến xem những khung cảnh đó ngoài đời thực sẽ như thế nào?
Đây chính là không gian tuổi thơ của mình, bộ truyện mình đặc biệt thích là Naruto, mình theo dõi xuyên suốt trên anime và Manga không bỏ sót tập nào. Chính những cuốn truyện này là điều thúc đẩy mình đi du học Nhật Bản.
1.2. Nền chất lượng giáo dục hàng đầu tại Nhật Bản
Lúc đầu mình cũng nhận thức được rằng nếu đi du học Nhật mình cũng sẽ được hưởng nền giáo dục tốt nhưng khi tìm hiểu sâu thì mình khá bất ngờ nha. Mình không ngờ rằng đất nước mà mình muốn đi du học có chất lượng giáo dục cao đến vậy.
Theo mình tìm hiểu được, mỗi năm có đến 231.146 du học sinh đang học tập tại Nhật Bản. Trong đó, du học sinh Việt Nam chiếm 16%, với số lượng là 37.405 người, xếp thứ 2 sau Trung Quốc (103.882 người). Chất lượng du học sinh Nhật Bản cũng được đánh giá cao, mình học cùng những bạn du học sinh đến từ nước khác, bao gồm cả những người bạn đến từ các nước khác như: Trung Quốc, Hoa Kỳ,… mọi người đều rất giỏi giang, năng động, thân thiện và siêu nhiệt huyết luôn.
Điều bất ngờ thứ hai chính là Nhật Bản có hệ thống giáo dục xếp hàng đầu thế giới. Đặc biệt là trường của mình – Đại học Tokyo là trường đại học đầu tiên và cũng là trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, mỗi năm đón 28000, với khoảng 3000 sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau. Trường mình gồm 14 khoa đa dạng các ngành nghề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật,…
Theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings), Đại học Tokyo đã được xếp hạng 1 trong số các trường đại học Nhật Bản và là trường đại học duy nhất của Nhật Bản nằm trong top 32 của danh sách Top 100 đại học tốt nhất thế giới. Tiếp sau đó là Đại học Kyoto, Viện công nghệ Tokyo, Đại học Osaka.
1.3. Công nghệ và khoa học phát triển
Càng tìm hiểu về Nhật Bản, mình càng thêm thích đất nước này hơn khi đây là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Đất nước này nổi tiếng với các thành tựu và đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin và viễn thông đến y học, robot, và năng lượng tái tạo.
- Công nghệ thông tin và viễn thông
Mình nhận thấy rằng, khi ra ngoài phòng khách hay phòng bếp ở nhà thì mình đều thấy chiếc TV Sony, tủ lạnh Panasonic hay chiếc máy giặt Toshiba. Mình nghĩ rằng trong bất kỳ gia đình Việt nào đều sử dụng đồ gia dụng hay nội thất của Nhật. Chắc hẳn phụ huynh Việt đều tin tưởng và tiêu dùng đồ Nhật cũng chính bởi độ bền và chất lượng cao của chúng.
Theo mình được biết thì thị trường đồ điện tử và viễn thông Nhật Bản tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp lớn mỗi năm. Các sản phẩm điện tử Nhật Bản như máy tính, thiết bị viễn thông, và linh kiện điện tử đều được ưa chuộng tại Việt Nam. Không những vậy, đất nước này cũng đi đầu trong phát triển công nghệ mạng 5G và Internet of Things (IoT).
- Robot và tự động hóa:
Chắc hẳn các bạn đều biết đến cuộc thi Robocon, nhưng có ai biết rằng nó đến từ nước nào không? Cuộc thi đó chính là phiên bản mở rộng của NHK Robocon, một cuộc thi bắt đầu vào năm 1991 và chỉ dành cho các đội đến từ Nhật Bản. Từ năm 2002, nó trở thành cuộc thi thường niên mang tên ABU Robocon để cổ vũ cho phong trào sáng tạo robot của thanh niên trong khu vực. Có thể nói rằng, Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ robot. Các Robot Nhật Bản không chỉ được sử dụng trong sản xuất công nghiệp mà còn trong dịch vụ, y tế, và nhiều lĩnh vực khác.
Hồi mới sang Nhật, mình cũng bỡ ngỡ và lạ lẫm khi đến nhà hàng bình thường mà có cả những con robot phục vụ rất phải phép. Mình thấy như đang ở một xã hội mới vậy!!!
Đây chính là Robot được sử dụng để hướng dẫn bệnh nhân tại bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản.
Vì Nhật Bản là một nước không có nhiều tài nguyên dồi dào nên họ luôn tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và thủy điện nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Đất nước này cũng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, với tỷ lệ R&D/GDP thuộc hàng cao nhất thế giới.
1.4. Văn hóa tại xứ sở mặt trời mọc
Một điểm mà các bạn đang tò mò chắc hẳn là văn hóa tại đây đúng không nào? Văn hóa Nhật Bản là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện qua nhiều khía cạnh đời sống hàng ngày.
Lễ nghi và truyền thống
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa phong phú và đa dạng, với nhiều lễ nghi và truyền thống độc đáo đã được giữ gìn qua hàng thế kỷ. Mỗi lễ hội đều đặc trưng theo từng mùa, ở Nhật Bản được 3 năm, mình may mắn có cơ hội tham gia và trải nghiệm những lễ hội tuyệt vời đó.
Một trong những lễ hội mà mình thích nhất đó chính là lễ hội Hanami (lễ hội hoa anh đào) được tổ chức vào mùa xuân hằng năm tại Nhật Bản. Vào những ngày đầu xuân năm mới, các gia đình đều trải thảm ngồi dưới gốc hoa anh đào, cùng nhau ăn uống, hàn huyên hỏi thăm nhau đầu năm mới. Đối với du học sinh quốc tế như mình thì chúng mình sẽ rủ bạn bè đến, tụ tập với nhau, cũng ngắm hoa anh đào, ngồi kể cho nhau nghe những chuyện của năm vừa qua.
Ngoài ra, Nhật Bản còn nổi tiếng với hàng loạt các lễ hội trong năm như: Gion Matsuri vào tháng 7, lễ hội mùa thu Yuki Matsuri vào tháng 1,…
Văn hóa pop hiện đại
Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa pop hiện đại như manga và anime, thu hút hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Sự phát triển của ngành công nghiệp này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là một phần quan trọng của văn hóa đương đại Nhật Bản. Mình nghĩ rằng đây cũng chính là nét văn hóa lớn khiến Nhật Bản tiếp cận gần hơn đến các bạn trẻ. Những cuốn truyện tranh, manga như Doraemon, Conan,… chính là tuổi thơ của nhiều bạn. Đối với bản thân mình đây chính là một trong những điều khiến mình muốn đi sang thêm nhiều hơn nữa.
Đây là một cửa hàng dành cho những tín đồ mê anime tại Nhật Bản, nếu có cơ hội bạn hãy ghé qua đây nhé, sẽ có rất nhiều đồ hấp hấp dẫn cho bạn lựa chọn đó.
Ngôn ngữ Nhật Bản
Theo mình biết, Nhật Bản có hệ thống chữ viết phức tạp gồm Hiragana, Katakana và Kanji không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn phản ánh sâu sắc lịch sử và văn hóa của quốc gia. Trong khi chữ Kanji có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng để diễn đạt những khái niệm trừu tượng và phong phú, thì Hiragana thường được dùng để viết các từ gốc Nhật, từ ngữ pháp, phần cuối của câu và Katakana được sử dụng cho các từ mượn từ ngoại ngữ, tên riêng, và từ kỹ thuật. Với sự kết hợp của ba hệ thống chữ viết góp phần làm cho tiếng Nhật trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Cũng chính vì sự đa dạng này khiến việc học tiếng Nhật của các du học sinh ngoại quốc như mình cũng gặp khó khăn trong giao tiếp lắm nha. Dù có được chứng chỉ trước khi sang Nhật nhưng mình cũng mất một thời gian đầu để thích ứng, luyện nghe nhiều hơn để hiểu người người bản địa nói gì.
2. Các chương trình học và loại hình đào tạo
2.1. Chương trình học đại học
Khi quyết định đi du học, mình đã tìm hiểu rất kỹ về các chương trình đại học bên đó, mình nghĩ rằng các bạn cũng nên đặc biệt lưu tâm bước này vì đó là chương trình mà các bạn sắp học. Theo mình tìm hiểu thì chương trình học đại học cho học sinh quốc tế tại Nhật Bản bao gồm học đại học và cao đẳng:
Chương trình đại học:
- Các trường đại học Nhật Bản cung cấp các chương trình cử nhân trong nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, và nghệ thuật. Chương trình thường kéo dài 4 năm, với các trường y khoa và một số ngành kỹ thuật kéo dài từ 5 đến 6 năm.
- Ở Nhật sẽ có 3 hệ đại học: Quốc lập, Công lập, Tư lập. Quốc lập và Công lập có học phí rẻ ở mức gần 54 man/năm, chất lượng đào tạo tốt, nên đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn nào đi du học tư phí và có lực học khá đến giỏi. Những trường Đại học Tư lập top đầu có chất lượng đào tạo cũng vô cùng tốt nhưng học phí khá đắt dao động ở mức trên dưới 100 man/năm.
- Theo mình thấy cách phổ biến để thi vào đại học Nhật Bản sẽ có 3 điều kiện cần. Thứ nhất, năng lực tiếng Nhật của các bạn phải đạt điều kiện từ N2, nếu chưa có JLPT thì có thể thay thế bằng điểm tiếng Nhật EJU hoặc kỳ thi riêng và phỏng vấn với trường. Thứ hai, điểm EJU phải đạt tối thiểu tiếng Nhật từ 200 trở lên nếu yêu cầu thêm toán, tự nhiên và xã hội thì gia động tổng các môn 150 đến 200 là ổn. Tuy nhiên mình nghĩ tiếng Nhật trên 230 thì sẽ an toàn hơn, các trường ở mức top thường yêu cầu trên 270 (như trường mình sẽ là từ 250 đến 300 trở lên). Thứ ba là phỏng vấn, thường các trường sẽ có 2 kỳ thi, một kỳ cho những bạn đủ tiêu chí JLPT, EJU thì sẽ xét hồ sơ còn một kỳ phải thi viết tại trường và phỏng vấn cá nhân tùy theo hình thức từng trường đặt ra, nhưng mình nghĩ trường nào mở sớm thì nên thi sớm đến sau bạn có thể thi trường khác.
Các môn của kỳ thi EJU khi xét tuyển đầu vào đối với các du học sinh tự túc (Nguồn: Kilala.vn)
Chương trình cao đẳng (Junior College):
- Đào tạo nghề và các chương trình học ứng dụng trong các lĩnh vực như thương mại, giáo dục, y tế, và công nghệ thông tin. Chương trình thường kéo dài 2 đến 3 năm.
- Mình thấy hệ này có khá nhiều sinh viên các nước khác theo học nên mình cũng tìm hiểu sâu về chương trình này. Năm 2023, Nhật Bản có tới 209 trường Tandai (hệ cao đẳng). Vì thời gian học ngắn hơn nên phạm vi học không được rộng rãi như ở đại học, chương trình chỉ bao gồm các môn cơ bản và chuyên ngành, các kỹ năng thực hành sẽ được chú trọng hơn.
- Tandai cũng là cơ sở gắn bó với địa phương, các trường được mở ra gắn liền với nhu cầu nhân sự của vùng đó và phần đông sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng làm việc ngay tại địa phương đó. Ngoài ra, học song chương trình này bạn cũng có thể thi chuyển tiếp lên đại học.
2.2. Chương trình sau đại học
Sau khi tốt nghiệp tại các Trường đại học với tấm bằng cử nhân, các bạn vẫn có thể học tiếp với chương trình thạc sĩ và tiến sĩ cho du học sinh.
Chương trình thạc sĩ:
- Các trường đại học cung cấp chương trình thạc sĩ trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và chuyên môn. Chương trình thường kéo dài 2 năm và yêu cầu sinh viên hoàn thành một luận văn nghiên cứu.
- Mức độ dễ khó sẽ tùy thuộc vào trường mà các bạn chọn để du học. Một người bạn của mình học thạc sĩ ở đại học Nagoya là một ngôi trường quốc lập top đầu ở Nhật, đầu vào khá khó vì yêu cầu thêm cả tiếng anh, bài luận, phỏng vấn, làm bài thi, test chuyên môn. Vì đó là một ngôi trường tốt và có nhiều chế độ học bổng cho các bạn du học sinh.
- Tuy nhiên, theo mình tham khảo được thì có những trường họ sẽ chỉ xét hồ sơ và không cần bài thi test chuyên môn tùy theo mục tiêu của các bạn. Dưới đây là danh sách các trường mà mình đã tìm được:
Chương trình tiến sĩ:
- Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu học cao hơn như bằng tiến sĩ thì tại Nhật Bản, học chương trình tiến sĩ thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Chương trình này yêu cầu sinh viên phải hoàn thành một luận án tiến sĩ và đóng góp đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu của mình.
- Đa số những du học sinh sang Nhật mình thấy khá ít các bạn sẽ học lên tiến sĩ vì yêu cầu khá cao và đa số mọi người chỉ muốn học lên thạc sĩ. Theo như mình tham khảo, để đỗ tiến sĩ vào một trường top cao tại Nhật Bản thì cần 3 ngoại ngữ: Nhật (JLPT N1), Trung (HSK5), Anh (TOEFL 107, IELTS 8.0), điểm GRE 321, GPA 3.7, thư giới thiệu của những người tin tưởng bạn và một buổi phỏng vấn bằng 3 ngôn ngữ 70p (JP – EN – CN), 1 publication (kinh nghiệm làm việc từng có và các hội nghị từng tham dự). Mình thấy khá nhiều và khó, nếu các bạn mong muốn học lên tiến sĩ tại Nhật thì hãy tìm hiểu kỹ hơn nha.
2.3. Chương trình trao đổi và ngắn hạn
Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm văn hóa, môi trường giáo dục tại Nhật Bản trong một thời gian ngắn thì bạn hãy tham khảo những chương trình trao đổi, hay chương trình ngắn hạn nhé.
Chương trình trao đổi sinh viên:
- Nhiều trường đại học và cao đẳng Nhật Bản có các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đối tác quốc tế. Chương trình trao đổi thường kéo dài từ một học kỳ đến một năm.
- Chương trình này thường có ở các trường đại học tại Việt Nam, thường các trường bên Nhật sẽ liên kết với các trường đại Nam đưa ra những gói học bổng hấp dẫn để sinh viên đăng ký học 1 kỳ bên đó.
- Điều kiện để có được học bổng ở mỗi trường đại học ở Việt Nam sẽ khác nhau nha, thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước trường sẽ đưa ra thông báo. Mình có thấy bạn mình học Đại học Ngoại thương apply chương trình trao đổi ngắn hạn tại Nhật thì sẽ chuẩn bị hồ sơ và có các vòng để vượt qua nên các bạn lưu ý nha!
Chương trình ngắn hạn:
- Các chương trình ngắn hạn thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tập trung vào học tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản, hoặc các lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Chương trình ngắn hạn thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng.
- Theo mình tìm hiểu thì chương trình này thường dành cho các bạn sinh viên thực tập ngắn hạn tại Nhật Bản. Điều kiện để tham gia tùy theo các chương trình mà bạn muốn apply và mình thấy có khá nhiều trang web luôn cập nhật những chương trình học bổng ngắn hạn như này.
- Ngoài ra, mình đã tìm hiểu được các kênh săn học bổng uy tín, mình sẽ để dưới đây để các bạn có thể tham khảo nha
Hơn nữa, Nhật Bản còn có những chương trình du học khác như: chương trình dạy tiếng Nhật kéo dài từ 2 tháng đến 3 năm, chương trình đào tạo nghề kéo dài từ 1 đến 3 năm, chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính,…
3. Quy trình ứng tuyển và xin visa
Đây là bước đặc biệt quan trọng cho các bạn du học sinh có ý định đi du học Nhật Bản, bước này sẽ quyết định ước mơ đến Nhật Bản du học của bạn có thành hiện thực được hay không. Sau khi chọn được ngôi trường đại học mong muốn và có chứng chỉ tiếng Nhật theo yêu cầu, bạn cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Phỏng vấn vào trường tiếng
Sau khi được chấp nhận vào trường, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học và các tài liệu cần thiết từ trường. Sau đó bạn sẽ phải hoàn tất các thủ tục đăng ký và nộp phí nhập học (nếu có).
Bước 2. Xin Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện (Certificate of Eligibility – COE)
- Trường bạn nhập học sẽ hỗ trợ trong việc xin COE. Bạn cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Thư mời nhập học từ trường
- Chứng chỉ tiếng Nhật (nếu yêu cầu)
- Bảng điểm và bằng cấp cao nhất
- Giấy chứng nhận tài chính (chứng minh rằng bạn có đủ tài chính để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại Nhật Bản)
- Hộ chiếu
- Trường sẽ nộp hồ sơ xin COE thay cho bạn tại Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được COE. Quá trình này có thể mất từ 1 đến 3 tháng.
Bước 3. Nộp Đơn Xin Visa Du Học Nhật Bản
- Sau khi các bạn nhận được COE, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để nộp đơn xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại quốc gia của bạn:
- Hộ chiếu
- Đơn xin visa (có mẫu đơn cụ thể)
- Ảnh thẻ (kích thước theo yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán)
- COE
- Thư mời nhập học từ trường
- Giấy chứng nhận tài chính
- Các giấy tờ bổ sung theo yêu cầu cụ thể của Đại sứ quán/Lãnh sự quán
- Các bạn sẽ nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản. Bạn có thể cần phải đặt lịch hẹn trước. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần tham gia phỏng vấn. Chuẩn bị kỹ càng để trả lời các câu hỏi liên quan đến kế hoạch học tập, tài chính và mục tiêu sau khi học xong.
Bước 4. Nhận Visa
- Theo mình biết, quá trình xét duyệt hồ sơ xin visa thường mất từ 5 đến 10 ngày làm việc, tùy thuộc vào quốc gia và Đại sứ quán/Lãnh sự quán cụ thể. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được visa du học. Kiểm tra kỹ thông tin trên visa để đảm bảo không có sai sót.
Đối với bản thân mình, sau khi thi xong kì thi tốt nghiệp THPTQG, mình quyết định học tiếng Nhật và làm hồ sơ du học ở công ty Satori, nhập học tiếng Nhật tại Satori vào tháng 7 năm 2017 và song song với quá trình làm hồ sơ du học, tháng 10 năm 2017 mình đã đạt được chứng chỉ N5, tháng 2 năm 2018 mình có COE (tư cách lưu trú ở Nhật) và đậu N4, đến tháng 4 năm 2018 là mình đặt chân đến Nhật và bắt đầu hành trình du học Nhật Bản của bản thân mình.
Nếu theo hình thức du học tự túc thì mọi người sẽ phải mất một năm rưỡi đến hai năm học tại trường Nhật Ngữ ở Nhật Bản sau đó sẽ thi vào Đại học cũng như là trường SENMON ở Nhật. Đối với những bạn có bằng đại học ở Việt Nam, sau khi kết thúc một năm rưỡi đến hai năm học tại Nhật Bản, các bạn có thể xin đi làm luôn ở Nhật nếu bạn tìm được một ngành phù hợp cũng như có đủ năng lực khi phỏng vấn xin việc.
4. Chi phí sinh hoạt và học tập tại Nhật Bản
Mình đi du học thông qua Satori và mình học tiếng Nhật và làm hồ sơ tại Satori. Tiền học tiếng Nhật 1 khóa học tiếng Nhật N5 khoảng 4,5 triệu, mình học cả N4 nên sẽ tổng cộng sẽ mất khoảng 9 triệu cho tiền học tiếng Nhật ở Việt Nam. Tiền thi năng lực tiếng Nhật, tiền xin visa, tiền xác nhận bằng cấp, tiền chuyển phát nhanh hồ sơ sang Nhật,… sẽ rơi vào khoảng 3.5tr.
Học phí tại trường Nhật Ngữ ở năm đầu tiên thì khoản tiền học phí sẽ rơi vào khoảng 750,000 yên tùy theo từng trường. Theo mình biết về học phí trường Tokyo là khoảng 750,000 yên ~ 900,000 yên, năm thứ 2 là khoảng 800,000 ~ 900,000 yên, ngoài ra bạn nên mang theo tiền mặt 30tr cho tháng đầu tiên mới sang Nhật Bản. Tiền nhà ở hay ktx sẽ tùy theo nhu cầu của các bạn. Học phí của mỗi trường Đại học sẽ có một mức giá khác nhau và tùy vùng nên mình nghĩ sẽ cần 180tr là đã có thể đi du học Nhật Bản rồi đó.
Mình thấy hệ thống giáo dục tại Nhật Bản và nước mình không giống nhau khi Nhật Bản bao gồm các trường công lập, dân lập và tư thúc.
- Trường công lập là những trường thuộc sở hữu và điều hành bởi chính phủ quốc gia. Chi phí thường giao động từ 500,000 đến 800,000 yên/năm (~3,500 đến 5,500 USD).
- Trường dân lập là những được tài trợ bởi chính quyền địa phương. Ví dụ điển hình là trường Đại học Osaka tại tỉnh Osaka với chi phí giao động khoảng 600.000 yên.
- Trường tư thục là những trường những trường học được thành lập và điều hành bởi các tổ chức, cá nhân hoặc tập đoàn tư nhân, không phải bởi chính phủ quốc gia hay địa phương. Các trường tư thục này thường có quyền tự chủ cao trong việc quản lý, phát triển chương trình đào tạo, và thu học phí và chi phí sẽ dao động từ 800,000 đến 1,200,000 yên/năm (~5,500 đến 8,500 USD).
5. Khó khăn trong thời gian đầu sang Nhật
Mình nghĩ trước khi bước vào con đường nào đó mọi người đều nghĩ đến những khó khăn, rủi ro mình sẽ gặp phải. Mình sẽ chia sẻ với mọi người vì sẽ chắc hẳn sẽ có một người gặp phải thôi hoặc các bạn biết để chuẩn bị không phải bỡ ngỡ nha.
Lần đầu đặt chân tới Nhật, cảm giác đầu tiên đến với mình đó là mình cảm thấy bị cô lập vì mình không hiểu người ta nói gì, mình chỉ hiểu được từ 30 – 50% thôi mà mình cũng không trả lời được, lúc đó mình load rất chậm giống như một cành hoa dại bên lề đường. Mình chỉ biết nghe ngóng người ta thật nhiều, xem trong câu chuyện đó người ta đang nói về điều gì và mình cố gắng hiểu hết mức có thể. Mình cũng hay lên Youtube những đoạn phỏng vấn đường phố người Nhật. Vì mình thấy người phỏng vấn và người được hỏi, họ trả lời rất là thực tế chứ không phải lý thuyết.
Tiếp theo là khó khăn trong khoảng thời gian mới sống ở Nhật, mình thấy khó khăn về tiền bạc, về học tập, về công việc nó quá bình thường rồi và mình nghĩ ai cũng gặp phải thôi. Và bản thân mình cũng vậy, mình cảm thấy may mắn vì nhận được học bổng du học Nhật Bản, bên cạnh đó mình còn đi làm thêm nên cũng đỡ được phần nào.
Khi mình sống ở Nhật 6 tháng trở lên thì mình bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình rất cô đơn, mặc dù bận rộn nhưng mà lại vô cùng cô đơn luôn, mình căm ghét những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình lúc đó, và mình chỉ muốn đi về thôi. Mình nghĩ đó là một bước ngoặt để đưa mình đến cuộc sống của ngày hôm nay khi mà mình đứng giữa ranh giới của việc từ bỏ giấc mơ dù học, từ bỏ việc học ở Nhật, tự dưng mình lại nhìn về tương lai và không nhìn lại thực tại nữa, tự đặt ra câu hỏi rằng nếu như mình tiếp tục con đường này thì mình sẽ như thế nào. Cứ mỗi lần tự hỏi bản thân như vậy mình đều nghĩ rằng bản thân nên cố gắng, nỗ lực hơn nữa vì đây cũng không phải là khó khăn duy nhất mình gặp phải vì sống trên đời còn rất nhiều những thứ mà mình phải trải qua nữa mà.
Mình mong với những lời chia sẻ này sẽ giúp được các bạn phần nào trong hành trình du học Nhật Bản của mình. Mình biết rằng việc học tập và làm việc ở một đất nước khác, con người khác sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng hãy cố lên bạn, chắc chắn các bạn sẽ hái được quả ngọt trong tương lai. Chúc các bạn thành công!!!