Giày ống jika-tabi cũng có khe giống như tabi, nhưng có đế cao su để có thể mang đi ra ngoài mà không cần mang thêm thứ gì khác. Loại này được hai anh em trong gia đình Ishibashi, Tokujiro và Shojiro, phát minh vào năm 1922. Gia đình Ishibashi là nhà làm tabi, và công ty của họ đã phát triển thành công ty Bridgestone, nhà sản xuất vỏ xe nổi tiếng. Trận động đất ở Tokyo nam 1923 đã làm cho loại giày ống jika-tabi mới có một vai trò quan trọng trong nỗ lực xây dựng lại thành phố. Giày ống jika-tabi giúp người mang không bị trượt chân và khe chữ V phía trên giúp cho các ngón chân có thể bám chặt ở những chổ khó đi, đó cũng là lý do mà cho đến nay, nó vẫn được dùng tại những khu xây dựng ở Nhật Bản.
Nước Nhật hiện đại đã chấp nhận rất nhiều thói quen của Tây phương, và mỗi khi ra ngoài hầu như người ta chỉ mang giày, chứ không phải một loại giầy dép nào khác. Nhưng truyền thống không mang giày trong nhà thì vẫn được giữ, và điều này đã khiến cho loại dép uwabaki được sử dụng trong các trường học. Một số loại giày dép khác trong xã hội Nhật Bản hiện đại được thiết kế để tăng cường sức khoẻ. Và hai kiểu cổ là geta và zori đang xuất hiện trở lại, vì người ta cho rằng, nếu mang chúng mà không mang vớ sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Những tập tục xã hội và khí hậu đã thúc đẩy sự tiến hoá về giày dép ở Nhật. Những kiểu điển hình này không hạn chế đôi chân. Chúng giúp đôi chân thoáng, cởi ra mang vào nhanh chóng, do đó 1 số còn được sử dụng tại Nhật.
Ippon-ha geta: Được các nhà sư khổ tu ở vùng núi mang cách đây khá lâu, và hiện nay thì một số đầu bếp sushi còn mang.
Asagutsu: Guốc được đẽo từ gỗ, sau đó được phủ sơn mài đen. Đôi này của 1 thầy tu Thần đạo mang hồi thế kỷ 19.
Tsuranuki: Giày lông các sứ quân thời trung cổ mang khi họ cưỡi ngựa ra chiến trường
Sengai: Giày làm bằng tơ dệt, dành cho các cung nữ mang trong cung điện.
Setta: Phía trên của đế trước đây được làm bằng tre, nhưng hiện nay nó được làm bằng cùng 1 chất dùng để phủ chiếu tatami, giúp giữ chân được khô. Quai thường màu đen, mặc dù 1 vài kiểu gần đây có trang trí thêm kiểu mẫu.
Yaki-geta: Bề mặt được thui cháy, sau đó đánh bóng để che vết bẩn và giúp dễ bảo quản hơn.
Geta: Chúng kêu lách cách khi bạn bước đi. Rất phổ biến khoảng 30 năm về trước.
Niwa-geta: Đế bằng sơn mài, quai da. Thường mang ngoài vườn Pokkuri: Cái tên bắt đầu từ âm thanh phát ra bên dưới đế rỗng của giày khi bạn bước đi. Các cô gái trẻ thường mang vào những dịp rất đặc biệt.
Ama-geta: Geta bằng sơn mài dùng cho những ngày mưa. Miếng tsuma-gake(miếng che gót chân) có thể được gắn vào để tránh mưa và bùn.
Zori: Loại dép đắt tiền dành cho phụ nữ. Đế có năm lớp và tráng men. Zori dành cho phụ nữ có nhiều kiểu dánh và màu sắc khác nhau.
“Dép làm tiêu mỡ” Không có gót nên bạn phải đi bằng những đầu ngón chân. Loại này giúp tăng cường cơ bắp và cải tạo dáng dấp. Một kiểu rất thịnh hành hiện nay. Một bà nội trợ đã phát minh ra loại này để giúp phụ nữ làm đẹp và nâng cao sức khỏe.
Uwabaki: Trong hầu hết các trường học ở Nhật, từ tiểu học đến trung học, học sinh đều phải bỏ giày ra và mang những uwabaki như thế này mỗi khi bước vào học đường.
Zori Cao su: Zori Nhật Bản là tổ tiên của loại dép đi biển phổ biến khắp thế giới hiện nay.
“Dép sức khỏe” : mặt trên của đế dép có rất nhiều núm nhỏ giúp kích thích những điểm huyệt dưới bàn chân. “Geta sức khỏe” Chỗ lồi nhỏ dưới gan bàn chân giúp việc đi lại được dễ dàng. những thớ gỗ tuyết tùng giúp tăng thêm phần hấp dẫn.
Tabi “vớ” tabi coton dành cho phụ nữ thường có màu trắng, màu xanh đậm dành cho nam giới. Mặc dù hiện nay, vào những dịp lễ truyền thống, quý ông có thể chọn màu khác cho phù hợp với bộ đồ kimono của họ. Những đôi vớ có dây ở đây là kiểu cải tiến của loại được mang hồi thế kỷ 18. Vớ Tabi hiện đại được cài bằng những móc hình móng tay.
Jika-tabi: Kiểu này có hình dạng giống Tabi, ngoại trừ có thể mang ngoài trời. Chúng rất chắc chắn nên giúp di chuyển dễ dàng. Loại này dành cho ngững người khiêng kiệu trong các dịp lễ hội.
(Satori sưu tầm)