MỘT SỐ CÂU PHỎNG VẤN DU HỌC SINH CỦA CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT BẢN

  1. PHỎNG VẤN HỌC SINH

– Phỏng vấn năng lực tiếng Nhật, với những câu hỏi tiếng Nhật cơ bản như:

+ Tên

+ Tuổi

+ Địa chỉ

+ Ngày tháng năm sinh

+ Hôm nay là ngày, tháng, năm nào

+ Bố(mẹ) tên là gì? Bố (mẹ) bao nhiêu tuổi

+ Gia đình có mấy người? Gồm những ai?

+ Bạn đã sang Nhật bao giờ chưa?

+ Trường Nhật ngữ bạn muốn học là trường nào?….và 1 số câu khác

Các bạn cần luyện với thầy cô giáo dạy tiếng Nhật của mình những câu trên nhé.

 

– Phỏng vấn về sơ yếu lý lịch cá nhân, lý lịch học tập, công tác

+ Tên trường tiếng Nhật muốn học, thời gian nhập học, thời gian học (1 năm, 2 năm,…), địa chỉ trường

+ Lý lịch học tập ở Việt Nam (cấp học cao nhất, đã tốt nghiệp những trường nào, vào thời gian nào)

+ Tên trường đang học tiếng Nhật tại Việt Nam (Tên trung tâm, địa chỉ, thời gian học)

+ Sau khi học tiếng Nhật xong dự định học lên trường nào, chuyên ngành gì?

+ Lý do đi du học

+ Đã từng có kinh nghiệm đi làm hay chưa? Thời gian? Tên công ty

+ Người chu cấp cho bạn trong thời gian du học tại Nhật là ai?

+ Nghề nghiệp của người bảo lãnh cho bạn?

 

  1. PHỎNG VẤN NGƯỜI BẢO LÃNH

– Tên công ty hiện đang làm việc? Thời gian làm việc? Thu nhập?

– Thông tin cá nhân của học sinh (tên, tuổi, lý lịch học tập, nghề nghiệp, tên trường, tên công ty?)

– Tên trường tiếng Nhật?

– Dự định học lên của học sinh?

– Học phí trường tiếng nhật hàng năm? Theo yên Nhật là bao nhiêu? Quy ra VND là bao nhiêu?

– Tiền trợ cấp hàng tháng cho học sinh? (Tỉ giá ngân hàng hiện tại là bao nhiêu?)

– Số dư có trong tài khoản ngân hàng? Ngày mở tài khoản, số dư ban đầu? Tỉ giá quy ra USD

– Nếu nghề nghiệp là làm NÔNG NGHIỆP: Hiện nay đang nuôi trồng cây, con gì? Diện tích nuôi trồng bao nhiêu? Mỗi năm xuất được bao nhiêu vụ? Thu nhập bình quân hàng năm?

 

  1. PHỎNG VẤN CÔNG TY, NGƯỜI KÝ XÁC NHẬN GIẤY TỜ CHO NGƯỜI BẢO LÃNH

– Kiểm tra xem có đúng người bảo lãnh hiện đang làm việc tại công ty hay không? Chức vụ, nội dung công việc, mức lương là gì? Ngày vào làm tại công ty là khi nào?

– Tên công ty, mã số thuế, mã số kinh doanh, thông tin giám đốc (hoặc người đã ký xác nhận)

– Nếu là ủy ban nhân dân, thì sẽ hỏi xem có đúng có tên công dân như vậy đang kinh doanh nông nghiệp tại địa phương hay không? Cụ thể thu nhập là như thế nào

 

  1. PHỎNG VẤN NGÂN HÀNG, TRƯỜNG HỌC

– Kiểm tra nội dung tài khoản, tên người gửi, số tài khoản. Nếu có thể, cục sẽ kiểm tra cả số tiền gửi, kỳ hạn.

– Về phía trường học, sẽ hỏi xem có đúng là học sinh đã học tại trường và đã tốt nghiệp hay không.

 

Do vậy, chúng tôi lưu ý các bạn:

– Luôn duy trì số điện thoại đã khai trong hồ sơ, ít nhất là cho đến khi nhận được tư cách lưu trú.

– Sau khi trung tâm gửi hồ sơ sang Nhật, cần xin lại 1 bản scan/copy của hồ sơ, và ghi nhớ những nội dung trong hồ sơ, để tránh nhầm lẫn mà trả lời sai, hoặc tránh việc quá run mà trả lời nhầm.

– Khi nghe điện thoại, yêu cầu trả lời to, rõ ràng. Câu hỏi nào không nghe rõ có thể nói họ nhắc lại. Tiếng nhật là もういちどおねがいします。

– Nếu có thể, hãy nhắc trước với trường học, công ty của người bảo lãnh, người bảo lãnh, ngân hàng về những nội dung sẽ bị hỏi, để luyện tập và trả lời cho đúng.

– Lưu ý bắt máy những số điện thoại có đầu là +81…, 0081, hoặc có trường hợp sẽ Không hiển thị số.

– Nội dung trả lời phỏng vấn bị sai thì khả năng bị trượt tư cách lưu trú tại Nhật sẽ rất lớn,và không xin lại được. Do đó các bạn lưu ý và cẩn thận nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Scroll to Top