Phố mua sắm Ginza (Tokyo)

Tokyo là một thiên đường mua sắm. Nếu các bạn muốn đến Tokyo mua sắm, có những khu phố giá cả rất phải chăng, không mắc như người ta đồn đại. Thế nhưng du khách đến đây thích đi thăm quan khu mua sắm thời thượng sang trọng nhất thành phố này, khu Ginza. Giá cả ở đây rất mắc.

Ăn uống ở đây cũng mắc hơn nơi khác. Một ly cà phê chẳng hạn giá hơn 10 đô la, rất mắc.

Con đường chính khu Ginza, là đường Chuo Dori đóng lại không cho xe cộ lưu thông mà chỉ dành riêng cho người đi bộ, du khách và dân Tokyo sang trọng tựu họp đi bát phố rất đông, thật là vui. Đặc biệt dân Tokyo ăn mặc rất sang trọng, trai tài gái sắc, cảnh tượng rất đẹp.

http://lh3.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsQqwbscI/AAAAAAABuFU/yWUL2TCiPiY/s800/DSC07555.JPG

Khi màn đêm buông xuống, đoàn du khách được hướng dẫn đi thăm quan một khu du lịch khác, từ đó có thể ngắm nhìn cầu Rainbow Bridge nổi tiếng của Tokyo lúc phố xá lên đèn, rất đẹp.

Phố xá Ginza

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsR0Sl7jI/AAAAAAABuFc/otYS3v9-Ai4/s800/DSC07556.JPG

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsTMXyGkI/AAAAAAABuFk/_VQY370J3GA/s800/DSC07557.JPG

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsUpoEHOI/AAAAAAABuFs/_FzyXKXWoeE/s800/DSC07558.JPG

http://lh3.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsVXW8MDI/AAAAAAABuF0/gb26yr4nBKI/s800/DSC07560.JPG

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsW0b7qpI/AAAAAAABuF8/GuaTC_L2lBQ/s800/DSC07561.JPG

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsXzRVyOI/AAAAAAABuGE/1iLnsXhLA_4/s800/DSC07563.JPG

http://lh5.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsmGtjntI/AAAAAAABuHc/RRDTMSH80ng/s800/DSC07577.JPG

http://lh5.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsnX7-LuI/AAAAAAABuHk/joLYqGv5Cb8/s800/DSC07578.JPG

 

Một vài món ăn được trưng bày ở các quán ăn khu Ginza:

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnscED2dBI/AAAAAAABuGU/nLpTPbVCbXM/s800/DSC07566.JPG

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsdQkNX4I/AAAAAAABuGc/GM7zeuQfqqM/s800/DSC07569.JPG

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsenFy8II/AAAAAAABuGk/2d4h0wzj4Is/s800/DSC07570.JPG

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsfsNKZdI/AAAAAAABuGs/4oYJM-5HyyY/s800/DSC07571.JPG

http://lh4.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnsihngipI/AAAAAAABuHE/liO1UfUxMoE/s800/DSC07574.JPG

 

Phố mua sắm Ginza

http://lh3.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBnyzBy9ZhI/AAAAAAABuIA/4_o9aR3KK_w/s800/ginza.jpg

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBny0X9DUuI/AAAAAAABuII/ZeytL9EZde8/s800/Hotels_in_Ginza%2C_Tokyo.jpg

Một phần quan trọng khi đi du lịch đối với du khách Việt Nam là mua sắm, không chỉ muốn đem về những gì ở Việt Nam không thể mua được, mà còn là những món quà nhỏ cho người thân, gia đình và bạn bè. Giá cả tại Nhật không quá đắt như người Việt Nam thường nghĩ, nhất là với những mặt hàng công nghệ, còn chất lượng “made in Japan” thì đã tạo được uy tín lâu đời trong lòng người tiêu dùng…

Nằm ở gần hoàng cung, Ginza là khu mua sắm sang trọng nhất Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hiệu, cửa hàng, phòng trưng bày, các tụ điểm giải trí.

Hàng hóa nơi đây rất đắt đỏ và đều là những thương hiệu nổi tiếng của thế giới. Đây là một trong những địa điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất nước Nhật. Tuy nhiên, đến Ginza, nếu không phải bạn có khả năng kinh tế thật dồi dào, hoặc có ý định mua một món đồ thật giá trị, thì chỉ nên tham quan, không nên mua đồ ở đây, vì giá cả ở Ginza cao gấp nhiều lần các khu khác ở Tokyo…

Phố mua sắm Ginza

http://lh3.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBny2Dot6nI/AAAAAAABuIQ/-Pk8y9SZ4w8/s800/14-tokyo-ginza.jpg

Ginza ở gần hoàng cung là khu mua sắm sang trọng nhất tại Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hàng, hiệu thời trang, phòng trưng bày nghệ thuật, các tụ điểm giải trí như rạp hát, chiếu phim, nhà hàng, hộp đêm, quán cà phê…

Hàng hóa bày bán ở đây đều đắt tiền được sản xuất từ những thương hiệu nổi tiếng như quần áo, mỹ phẩm cho đến đồng hồ, kim cương và đặc biệt nhất là ngọc trai đẹp nổi tiếng của nước Nhật. Những món thông thường cũng đều cao giá, như một ly cà phê cũng phải trên 10 đô la.

Ðến thăm Ginza đông vui và nhộn nhịp nhất là những buổi chiều cuối tuần khi con đường Chuo Dori đóng lại không cho xe cộ lưu thông mà chỉ dành riêng cho người đi bộ (chiều Thứ Bảy từ 14 đến 17 giờ và chiều Chủ Nhật từ 12 đến 17 giờ và đến 18 giờ từ tháng 4 đến tháng 9).

Trong những ngày này, người dạo phố đi đông như ngày hội lớn. Ðàn ông trịnh trọng, áo vest, cà vạt đàng hoàng. Phụ nữ thì phục sức trang điểm như đi dự lễ cưới, họ nói rằng nếu không diện đẹp như vậy thì đừng nên ra Ginza mà thay vào đó hãy đến các nơi khác như Shinjuku, Shibuya chẳng hạn.

Thương xá bách hóa

Ginza nổi tiếng với những thương xá là cao ốc hoành tráng với 5, 6 tầng lầu, đèn đuốc sáng choang và người đi dập dìu. Bước vào một cửa hàng bách hóa thường gặp hai ba cô Nhật trong đồng phục cúi đầu chào và ở mỗi tầng trong thang máy hay vừa bước ra khỏi thang máy cũng gặp các cô tiếp tân này.

Trong thương xá mỗi một tầng lầu bán một loại hàng hóa khác nhau. Tầng dưới hầm có tên là B1 là chợ bán đồ ăn như thịt, cá, rau cải, trái cây, bánh mứt, đồ hộp, đồ khô, thức uống và những món ăn nấu sẵn (dưới nữa là tầng B2 là hầm đậu xe).

Tầng kế tiếp từ thấp lên cao là tầng đồ phụ nữ (quần áo, phấn son, nữ trang), trẻ em (quần áo, đồ chơi), đồ dùng trong nhà, bàn ghế, đồ điện tử, đồ thể thao, thể dục, cắm trại, sách báo, phim nhạc…

Những tầng trên là các trò chơi điện tử, nhà hàng ăn, quán cà phê và trên sân thượng là hoa kiểng và dụng cụ làm vườn hay có thêm vườn chơi cho trẻ con. Nhiều khi trong một tầng lầu, lâu lâu họ thay đổi vị trí món hàng và cách trưng bày để có sự mới lạ, tránh nhàm chán.

Phố mua sắm Ginza

http://lh6.ggpht.com/_ot9k8Q07Ns0/TBny4dqPorI/AAAAAAABuIY/uNPctJ0AXbE/s800/tokyo-ginza-breads.jpg

Thường có một khu bán hàng đặc biệt và thay đổi luôn luôn, tuần bán hàng của nước Pháp, Anh, Ðức, tuần bán hàng Thái Lan, Trung Hoa, Hawaii… có các cô gái trong quốc phục và trang trí bông hoa, cờ phướn của những nước đó. Những chương trình bán hàng đặc biệt này họ quảng cáo trước cả mấy tháng.

Nhiều gia đình vào cửa hàng bách hóa ở cả buổi trong đó. Trong lúc cha mẹ đi chợ mua sắm thì trẻ con chơi ở gian trò chơi điện tử hay xem truyền hình. Xong cả nhà ăn uống trong nhà hàng trên tầng chót.

Thường ở đây không có nhiều món ăn lắm nhưng giá cả nhà hàng trong thương xá thường rẻ hơn nhiều so với nhà hàng dưới phố.

Mua hàng ở Nhật phải chịu thuế tiêu thụ là 5% và mùa hàng hạ giá nhiều nhất là mùa Hè (tháng 7,8) và mùa Tết (tháng 12, tháng Giêng).

Mua hàng ở đâu giá rẻ?

Với khu Ginza chỉ dạo chơi những chiều cuối tuần chứ không nên mua sắm hay ăn uống vì đây khu thương mại sang trọng, đất đai đắt đỏ nên giá cả hàng hóa rất đắt.

Tại Tokyo có khu chuyên bán đồ điện tử là Akihabara. Họ rao hàng inh ỏi ì xèo, trưng bày sản phẩm từ trên nóc tiệm cho tới đất và giá cả in bằng số đỏ chói trên nền xanh lòe loẹt. Gian hàng bán tivi hàng trăm máy mở cùng một lúc, cửa hàng ban đêm sáng rực một góc trời!

Nhưng giá cả thì đắt khoảng 150% với giá mua tại Việt Nam. Tại sao có tình trạng tréo cẳng ngỗng như vậy? Là vì giá nhân công ở Nhật cao nên giá thành cao, lại nữa những mặt hàng xuất cảng ra nước ngoài họ phải giảm số tiền lời để có thể cạnh tranh với những nước khác.

Vì vậy, tốt hơn không nên mua những mặt hàng điện tử ở Nhật ngoài trừ những người sành điệu muốn mua những món mới vừa được tung ra thị trường Nhật mà những nước khác chưa có. Nhưng có trở ngại là những món này chưa bán ở nước ngoài nên sách chỉ dẫn toàn bằng chữ Nhật!

Nếu muốn mua những món đồ kỷ niệm đặc biệt của Nhật hay mua những món làm quà cho người thân như búp bê, dù che, nón quạt, áo khoát, áo ngủ kimono, túi xách, ví bóp thì mua ở đâu?

Đó là khu Asakusa-bashi, một khu phố chuyên bán hàng sỉ. Khu này là những dãy tiệm ăn sâu vào bên trong chiếm vài ba con đường ở phía Ðông Bắc Ginza (khá xa lối 5, 6 km phải đi xe điện).

Mỗi món hàng phải mua nguyên một một tá 12 cái thì mới được giá sỉ và người ta không bán lẻ từng cái. Muốn đến khu hàng sỉ này từ ga Akihabara (khu điện tử) lấy tuyến xe điện Chouline (Sobu Line) xe màu vàng đi về hướng Ðông chỉ một ga là tới Asakusa-bashi.

Nếu không có thời giờ để vào khu bán hàng sỉ thì có thể mua những món quà kỷ niệm hay những vật dụng linh tinh thường dùng với giá rẻ là ở những tiệm “100 yên”. Thường các tiệm này gần nhà ga xe điện, hàng hóa xinh xắn, màu sắc trang nhã nhưng nhớ chú ý vì không ít trong số đó là làm theo mẫu mã Nhật và… “Made in China”!

Ginza ở gần hoàng cung là khu mua sắm sang trọng nhất tại Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hàng, hiệu thời trang, phòng trưng bày nghệ thuật, các tụ điểm giải trí như rạp hát, chiếu phim, nhà hàng, hộp đêm, quán cà phê v.v…

Hàng hóa bày bán ở đây đều đắt tiền được sản xuất từ những thương hiệu nổi tiếng như quần áo, mỹ phẩm cho đến đồng hồ, kim cương và đặc biệt nhất là ngọc trai đẹp nổi tiếng của nước Nhật. Những món thông thường cũng đều cao giá như một ly cà phê cũng phải trên 10 đô la.

Trong thời kỳ cơn sốt địa ốc vào thập niên 1980 khu Ginza có thể nói: “Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” vì nơi đây đất đai có giá đắt nhất thế giới: một thước vuông bán với giá… 100,000 đô la Mỹ!

Danh từ “Ginza” (Ngân Tỏa) có nghĩa là xưởng đúc tiền bằng bạc. Năm 1603 khi sứ quân Tokugawa Ieyasu thành lập kinh đô Edo cho lãnh địa thuộc quyền cai trị của mình thì Ginza hãy còn là biển.

Ông ta cho xây thành Edo ở vị trí hoàng cung Nhật bây giờ nhưng phía Ðông là một vùng sình lầy ngập nước ven biển do phù sa của sông Tone đổ ra.

Từ năm 1612 đến năm 1800 khu Ginza ngày nay là nơi tọa lạc của xưởng đúc tiền bằng bạc để lưu hành làm đơn vị mua bán trong dân chúng. Khi thống nhất đất nước về một mối và hủy bỏ chế độ sứ quân, năm 1868 Minh Trị Thiên Hoàng cho dời đô từ Kyoto lên Tokyo, ông ra lệnh mở rộng thành phố bằng cách lấn biển ra phía Ðông.

Sau đó nước Nhật mở rộng hải cảng Tokyo giao thương với người Tây Phương và khu Ginza là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa với nền văn minh Âu Châu. Từ đó Ginza được xây dựng thêm với những ngôi nhà cao tầng gạch đỏ theo kiểu kiến trúc Âu Châu.

Sau trận động đất lớn năm 1923 và kế đến là trận Ðệ Nhị Thế Chiến thành phố Tokyo bị thiệt hại nặng nề, khu Ginza được xây dựng lại với một bộ mặt bề thế sang trọng và nổi tiếng là khu thương mại mua sắm của người ngoại quốc và giới thượng lưu Nhật Bản. Ngày nay Ginza được xếp hạng 4 trong 41 địa điểm được người ta đến viếng nhiều nhất ở Tokyo.

Muốn tới khu mua sắm Ginza du khách cứ lấy tuyến đường xe điện chính chạy vòng quanh Tokyo là tuyến đường xe sơn xanh Yamanote Line và ra ở nhà ga Shimbashi hay Yurakucho (đọc là Yu-ra-cu-chồ). Khu Ginza nằm về hướng Ðông của tuyến đường này tức là phía biển và kéo dài từ ga Shimbashi lên đến ga Tokyo.

Nếu nói trung tâm Ginza chính xác là đâu thì mọi người đều đồng ý là ở ngã tư giữa 2 đại lộ Harumi Dori (theo hướng Ðông Tây) và Chuo Dori (theo hướng Bắc Nam). Tại ngã tư này 3 góc là các thương xá Waco (có kiến trúc Âu Châu còn sót lại với tháp đồng hồ vì vậy bán đồng hồ đủ loại và nữ trang), Mitsukoshi (quần áo, mỹ phẩm) và Ginza Core. Dọc theo đường Chuo Dori còn nhiều thương xá khác nữa trong đó phải kể đến 2 thương xá lớn là Matsuya và Matsuzakaya.

Ðến thăm Ginza đông vui và nhộn nhịp nhất là những buổi chiều cuối tuần khi con đường Chuo Dori đóng lại không cho xe cộ lưu thông mà chỉ dành riêng cho người đi bộ (chiều Thứ Bảy từ 14 đến 17 giờ và chiều Chủ Nhật từ 12 đến 17 giờ và đến 18 giờ từ Tháng Tư đến Tháng Chín).

Trong những ngày này, người dạo phố đi đông như ngày hội lớn. Ðàn ông trịnh trọng, áo vét, cà vạt đàng hoàng. Phụ nữ thì phục sức trang điểm như đi dự lễ cưới, họ nói rằng nếu không diện đẹp như vậy thì đừng nên ra Ginza mà thay vào đó hãy đến các nơi khác như Shinjuku, Shibuya chẳng hạn.

Ðàn ông trẻ thường ngồi ở những tiệm cà phê có các cô gái phục vụ xinh tươi và ăn mặc đúng mốt. Giới trẻ thường hẹn hò ở những quán cà phê phong cách Âu Châu này và mỗi ly thức uống hay kem khoảng 2,000 yen (20 USD) trở lên.

Ðàn ông đứng tuổi không ngồi quán cà phê mà chuộng các tiệm rượu hay hộp đêm kín đáo hơn, có các cô phục vụ đằm thắm mặc kimono phong dáng phần nào những nàng Geisha. Nơi đây thường có bán thức ăn nhẹ theo kiểu Tây Phương như hamburger, thịt bò beefsteak hay mì Ý.

Còn phụ nữ Nhật khi ra dạo chơi hay mua sắm ở Ginza thường đi một mình, họ chuộng những quán kem, nơi đây có bán sinh tố, bánh Pháp hay những loại chè trái cây ngọt và mát lạnh. Cũng như những người đàn ông ngồi ở quán cà phê, người phụ nữ tuy có gia đình nhưng họ ngồi nơi đây một mình, có thời gian riêng tư cảm thấy như mình còn độc thân, thoải mái nhìn ngắm dòng người qua lại.

Ginza theo tôi thấy khách hàng thường là những người lớn tuổi, ít thấy giới trẻ “hippy” tóc nhuộm màu xanh đỏ và gia đình dẫn theo trẻ con. Trẻ con thường cuối tuần được cha mẹ đưa đi các công viên như Tokyo Disneyland hay các công viên nước ở ngoại ô như ở Chiba hay trong thành phố Tokyo thì có sở thú và các viện bảo tàng ở công viên Ueno mà tôi sẽ đến viếng sau Ginza.

Thương xá bách hóa (Ðê-Pa-Tô)

Ginza nổi tiếng với những thương xá mà người Nhật thường gọi là “Ðê-pa-tô” xuất xứ từ chữ “Department Store”.

Những “Ðê-pa-tô” này rất lớn thường là một cao ốc hoành tráng với 5, 6 tầng lầu, đèn đuốc sáng choang và người đi dập dìu. Như ta biết nhà cửa của người dân Tokyo rất là chật hẹp, họ thường phải sống trên những căn chung cư “hộp quẹt” trên lầu cao ở ngoại ô.

Hai ngày cuối tuần rảnh rỗi cả gia đình thường dắt nhau ra khỏi nhà để tìm khoảng không gian khoảng khoát thoải mái hơn. Nơi họ thường đến nhất là cửa hàng bách hóa để mua sắm đồ ăn, thức uống, những vật dụng linh tinh trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy giới kinh doanh phải làm một cửa hàng rộng lớn, thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm cuối tuần của một gia đình Nhật. Họ chỉ cần vào một nơi có thể mua đủ mọi thứ cần dùng.

Bước vào một cửa hàng bách hóa thường gặp hai ba cô Nhật trong đồng phục cúi đầu chào và ở mỗi tầng trong thang máy hay vừa bước ra khỏi thang máy cũng gặp các cô tiếp tân này.

Tiếng của họ líu lo như chim hót với các câu chào tùy theo buổi sáng tối như “Ko-ni-chi-qua”, “Kom-ban-qua” v.v… Thường tôi gật đầu chào lại nhưng tôi thấy người Nhật phớt lờ đi luôn! Các cô tiếp viên được tuyển dụng phải là những người đẹp, đồng phục áo vét và váy vừa tới gối, mang vớ mỏng và đeo bao tay trắng. Những câu chào khách hay giới thiệu những mặt hàng các cô đều học thuộc rất kỹ và lúc nào cũng cười rất tươi.

Trong thương xá mỗi một tầng lầu bán một loại hàng hóa khác nhau. Tầng dưới hầm có tên là B1 là chợ bán đồ ăn như thịt, cá, rau cải, trái cây, bánh mứt, đồ hộp, đồ khô, thức uống và những món ăn nấu sẵn (dưới nữa là tầng B2 là hầm đậu xe). Tầng kế tiếp từ thấp lên cao là tầng đồ phụ nữ (quần áo, phấn son, nữ trang), trẻ em (quần áo, đồ chơi), đàn ông, đồ dùng trong nhà, bàn ghế, đồ điện tử, đồ thể thao, thể dục, cắm trại, sách báo, phim nhạc v.v…

Những tầng trên là các trò chơi điện tử, nhà hàng ăn, quán cà phê và trên sân thượng là hoa kiểng và dụng cụ làm vườn hay có thêm vườn chơi cho trẻ con. Nhiều khi trong một tầng lầu, lâu lâu họ thay đổi vị trí món hàng và cách trưng bày để có sự mới lạ, tránh nhàm chán.

Thường có một khu bán hàng đặc biệt và thay đổi luôn luôn, tuần bán hàng của nước Pháp, Anh, Ðức, tuần bán hàng Thái Lan, Trung Hoa, Hawaii v.v… có các cô gái trong quốc phục và trang trí bông hoa, cờ phướn của những nước đó. Những chương trình bán hàng đặc biệt này họ quảng cáo trước cả mấy tháng.

Cách bày biện, trang trí hàng hóa trong cửa hàng đẹp mắt, thiết kế ánh đèn tinh xảo nhất là khu trang sức khiến cho món hàng càng thêm lộng lẫy, lấp lánh. Rau cải, trái cây xanh tươi bắt mắt và tôm cá, thịt thà nhìn đỏ au như còn tươi sống. Không khí ồn ào náo nhiệt nhất là khu thực phẩm vì những tiếng giới thiệu những món hàng đặc biệt hoặc “on sale” hay tiếng mời chào “I-rát-sai-ma-se” có nghĩa là “mại vô, mại vô”.

Các cô bán hàng vui vẻ, đón chào và sẵn sàng trèo lên cao để lấy hàng cho khách xem và giải thích công dụng, so sánh phẩm chất. Mặc dù xem xong không mua, các cô vẫn vui vẻ cúi đầu cám ơn. Ở Nhật mỗi món hàng đều có giá cả rõ ràng và khách mua không cần trả giá trừ những nơi đặc biệt như chợ trời, tiệm bán đồ điện tử cũ hay chợ điện tử ở Akihabara.

Nhiều gia đình vào cửa hàng bách hóa ở cả buổi trong đó. Trong lúc cha mẹ đi chợ mua sắm thì trẻ con chơi ở gian trò chơi điện tử hay xem truyền hình. Xong cả nhà ăn uống trong nhà hàng trên tầng chót. Thường ở đây không có nhiều món ăn lắm nhưng giá cả nhà hàng trong thương xá thường rẻ hơn nhiều so với nhà hàng dưới phố.

Mùa Hè khí hậu Tokyo rất nóng nực đó là lúc trong thương xá đông người, họ la cà mua sắm để tránh nóng vì thương xá bao giờ cũng có máy lạnh và nhạc êm dịu. Hầu hết các thương xá đều mở cửa từ 10 giờ sáng đến 7, 8 giờ tối và nghỉ một ngày trong tuần thường là Thứ Ba hoặc Thứ Tư. Mua hàng ở Nhật phải chịu thuế tiêu thụ là 5% và mùa hàng Sale nhiều nhất là Mùa Hè (tháng 7,8) và Mùa Tết (tháng 12, Tháng Giêng).

(Satori sưu tầm)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Scroll to Top